Kinh nghiệm vàng khi đi du học Hàn Quốc

Hiện nay , du học Hàn Quốc đang là chương trình du học nhận được nhiều sự quan tâm lớn của các bạn trẻ , với lượng du học sinh tăng lên từng kỳ đang học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc. Với câu chuyện dưới đây của một cựu sinh viên du học Hàn Quốc sẽ là sổ tay kinh nghiệm cho các bạn học sinh , sinh viên đi du học.

700949(1)

Điều đầu tiên bạn nên chuẩn bị tâm lý xa nhà

Đối với các bạn đi du học hay đi xuất khẩu lao động cũng vậy đều phải đối mặt với những lỗi nhớ gia đình quê hương.

Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2004, Nguyễn Minh Chung (hiện là giảng viên bộ môn Tiếng Hàn, Khoa Đông Phương học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) đã xin được học bổng sang Hàn Quốc học. Dù đã có bốn năm học tại Việt Nam để tìm hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hoá Hàn Quốc, “giắt lưng” thêm vốn tiếng Anh để làm Thạc sĩ thế nhưng Chung vẫn gặp những “rắc rối” về ngôn ngữ khi sang đây học.
Chung cho hay, ở Việt Nam chỉ chủ yếu học tiếng Hàn Quốc ứng dụng, giao tiếp, nhưng cô sang đây nghiên cứu thạc sĩ về tiếng Hàn vì thế phải học những từ chuyên môn mang tính học thuật cao. Để học hiểu bài trên lớp, làm bài luận giáo sư giao, Chung đã phải đọc rất nhiều sách cả tiếng Hàn, lẫn tiếng Anh để bổ trợ vốn tiếng Hàn.
Đó chính là lý do khiến 7 – 8 tháng đầu tiên sang Hàn Quốc, cô đã bị stress bởi chỉ có thể hiểu nổi 60% bài giảng trên lớp, trong khi xung quanh các sinh viên người Hàn phát biểu ầm ầm
“Năm 2004, mình sang Đại học Inha (TP Incheon), khi đó trường này chưa có sinh viên Việt Nam nào theo học cả. Khoảng thời gian đó, mình rất mong mỏi có một người bạn Việt Nam nào đó học ở đây để hỏi han. Nhưng thật khó khăn, thời điểm đó mình thực sự muốn về nhà” – Chung chia sẻ.
Ngoài ra, theo Chung, sinh viên Hàn Quốc rất chăm chỉ, chính vì thế, sinh viên du học lại càng phải cố gắng nhiều hơn: “Ai cũng học hành rất chăm chỉ từ 9 giờ sáng và học tiếp tại phòng Lab tới 1 – 2 giờ đêm. Họ học và làm mọi việc đều nhanh”.

Những điểm khác biệt về văn hóa

Đối với một người đã từng học tiếng Hàn thì đối với Chung , không e ngại về vấn đề xung đột văn hóa . Nhưng điều mà cậu thấy đáng khâm phục là , dù ở đất nước phát triển mạnh như vậy và nhanh như vũ bão mà họ vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống ” tôn sư trọng đạo ” của họ được gìn giữ khá tốt . Ví dụ : sinh viên họ thật sự tôn trọng giảng viên , học hành nghiêm túc . Chung cho hay , có lần Chung muốn nghỉ học để đi làm thêm , nhưng cả kỳ học chưa có ai nghỉ một buổi nào nên mình ngại lại không muốn nghỉ nữa.

Duy chỉ có một đôi lần Chung từng chứng kiến sự hiểu lầm về văn hoá giữa hai nước tại nơi cô làm thêm – một công ty quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Chung cho biết, có lần các lao động nữ Việt Nam cảm thấy bức xúc khi có một số ông chủ Hàn có hành vi… không đúng mực với họ khi liên tục vỗ vai, vỗ lưng họ. Thế là công ty lại phải nhờ Chung giải thích cho họ hiểu rằng, với người Hàn Quốc, hành động đó chỉ mang tính chất… động viên nhân viên làm việc!
Hoặc thời gian đầu, do ăn khá nhiều kim chi, Chung đã bị nóng trong người: “Nhưng thật tuyệt vời, vị giáo sư hướng dẫn cho mình đã cho mình một lọ thuốc để chữa trị. Giờ thì món ăn Hàn Quốc mình lại rất thích”, Chung bộc bạch.
Được biết, ngoài thời gian học hành bận rộn, Chung cũng cố gắng thu xếp làm thêm trang trải cuộc sống như phiên dịch, dạy tiếng Anh cho trẻ em, dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc. Thi thoảng rỗi rãi hoặc vào dịp Tết, Chung lại vào diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc để đọc cho đỡ nhớ nhà.
Sau ba năm nghiên cứu Thạc sĩ tại Hàn Quốc, Chung trở về Việt Nam và giảng dạy luôn tại bộ môn Tiếng Hàn trước đây mình từng theo học và vẫn giữ được những mối liên hệ với các giáo sư, các bạn bè Hàn Quốc và nước khác.
Dù đi học ở nước nào thì các bạn vẫn cần một kiến thức nền đủ vững cả về kiến thức, văn hoá, tiếng Anh… để đỡ hẫng hụt. Bạn cũng cần có sự tự tin, mạnh dạn để nhanh chóng vượt qua những rào cản về ngôn ngữ. Đó là những gợi ý và kinh nghiệm của Chung hy vọng sẽ giúp các sinh viên Việt Nam thêm “dũng khí” khi chọn đất nước để du học.