Xuất khẩu lao động và Việc làm chưa đạt yêu cầu

Báo cáo kết quả tình hình kinh tế xã hội 2013 trình bày sáng nay 14.5 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy trong lĩnh vực lao động, việc làm, cả hai chỉ tiêu tạo việc làm và xuất khẩu lao động đều không đạt yêu cầu.

Tăng cơ hội xuất khẩu lao động tại đài loan

Bộ  trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh- thừa ủy quyền Chính phủ- cho biết, dù công tác giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động, nhất là người lao động mất việc làm được quan tâm hơn, nhưng năm 2012 chỉ có 1,52 triệu người đã được tạo việc làm, đạt 95% kế hoạch. Trong đó, với hơn 600 phiên giao dịch việc làm ở 43 tỉnh, thành phố, tần suất được Bộ trưởng Vinh đánh giá là ”tăng gấp 1,2 lần so với năm 2011”.Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, bên cạnh việc tổ chức sàn giao dịch việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm, nhiều địa phương đã tổ chức sàn giao dịch vệ tinh, lưu động và các ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, đảm bảo tốt hơn việc đưa thông tin đến với người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bộ trưởng đề xuất tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình việc làm, biến động lao động trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất,… phải giảm sản lượng, tạm ngừng sản xuất, giải thể, phá sản để kịp thời có các giải pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động.

Về xuất khẩu lao động, đã có 80 nghìn người được đưa đi làm việc tại nước ngoài, đạt 88,9% kế hoạch. Nguyên nhân không đạt kế hoạch được Chính phủ giải thích là do “kinh tế thế giới phục hồi chậm, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước tiếp nhận lao động tăng cao”. Đối với các thị trường truyền thống: Đài Loan, có 30.533 lao động xuất khẩu; Nhật Bản 8.775 người; Hàn Quốc 9.228 người; Malaysia 9.298 người; Arập Xêút 2.360 người; Macau 2.304 người; UAE 1.731 người; Campuchia 5.215 người; Lào 6.195 người; CH Síp 1.669 người…

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói “Chính phủ đã tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt để ổn định và giữ thị phần” để tiếp tục duy trì và phát triển lao động tại các thị trường truyền thống, tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam”, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã chủ động cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại thị trường, tập trung vào các thị trường có thế mạnh; thực hiện tốt hơn công tác đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài về ngoại ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật liên quan của các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động.

Theo báo cáo Chính phủ, tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giảm xuống còn 3,25%- đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống với 8,07 triệu người tham gia- tăng 6,6% so với năm 2011. Việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống và giúp người lao động tìm được việc làm mới.

Bảo hiểm xã hội tiếp tục phát triển. Năm 2012, tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 10,43 triệu người, trong đó: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là 134 nghìn người- tăng 48,9% so với năm 2011; bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10,3 triệu người- tăng 4,2%.

Nguồn: Báo Lao Động