Đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động ở Trung Đông là các quốc gia giàu có về nguồn tài nguyên (dầu lửa, dầu mỏ… ) chiếm đến 61% trữ lượng dầu của thế giới. Trung Đông luôn khuyến khích tăng dân số trong khi tỉ lệ thất nghiệp rất cao (khoảng 20-30%). Các nước như Baranh, CoOet, Libi, Arập Xêut… luôn có xu hướng tăng.
Do tỉ lệ lao động nhập cư cao và trình độ giáo dục – đào tạo của lực lượng lao động bản địa thấp (trung bình 3 năm đối với những người độ tuổi 60-65; trung bình 6 năm đối với những người độ tuổi 45 – 49 và trung bình 8 năm đối với những người độ tuổi 30 -35) khiến cho thị trường lao động ở Trung Đông rơi vào tình trạng rối ren. Trung Đông mất tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tỉ lệ người dân Trung Đông tham gia vào thị trường lao động thấp. Chất lượng nguồn nhân lực lao động kém, trình độ đào tạo giáo dục yếu không đáp ứng được các nhu cầu kịnh doanh của các nhà đầu tư. Mặc dù, Trung Đông đang cố gắng thay đổi tư duy về đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cải tiến giáo dục, đào tạo tay nghề để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nền kinh tế.
Bên cạnh những yếu tố bất lợi như lực lượng lao động thiếu và yếu, trình độ đào tạo giáo dục của người lao động thấp
các quốc gia Trung Đông đều có nền kinh tế phát triển rất năng động, tình hình chính trị và môi trường xã hội ổn định.
Trung Đông gồm những nước có sẵn việc làm với ngành nghề rất phong phú, có khả năng tiếp nhận lao động với số lượng lớn. Công việc khá ổn định, người lao động không phải nộp thuế lương, ngoài ra còn được chủ thuê hỗ trợ thêm tiền ăn, ở và giúp tối thiểu một lần vé máy bay, vì vậy thu nhập cầm tay (kể cả tiền làm thêm giờ) dễ được lao động các nước chấp nhận. Nhưng xét về tổng thể thì cung ứng lao động sang các nước Trung Đông cũng gặp một số những khó khăn. Di cư lao động nội bộ trong khu vực của các nước Trung Đông và Bắc Phi không nhiều. Nguyên nhân là do sự bóp méo các chính sách của thị trường lao động, đó là:
, khu vực công cộng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong vấn đề tạo việc làm và trong việc cung cấp các ngành nghề hấp dẫn. Đây là lý do chính của việc di cư lao động ra ngoài khu vực có chi phí cao;
, khu vực kinh tế tư nhân chính thức quá nhỏ vì thế không thể tạo đủ việc làm đáp ứng cho thị trường lao động ngày càng tăng nhanh;
, các chính sách điều chỉnh thị trường lao động về việc thuê mướn và đào thải lao động đã tạo ra một thị trường lao động cứng nhắc.
Trung Đông là thị trường rất tiềm năng, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước trong khu vực này lớn. Tuy nhiên, Việt Nam đưa lao động sang Trung Đông ít do lương không hấp dẫn, khí hậu khắc nghiệt (mùa hè nhiệt độ lên tới trên 40 độ C). Lao động Việt Nam làm việc ở thị trường Trung Đông được đánh giá là thông minh, cần cù nhưng do hạn chế về ngoại ngữ và chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên gặp nhiều khó khăn hơn so với các lao động đến từ các nước nói tiếng Arập. Và để đưa được người lao động đến Trung Đông, đặc biệt là tới UAE, phải chi phí rất nhiều (riêng vé máy bay đã trên 550 USD/vé). Ngoài ra còn nhiều khó khăn cản trở lao động Việt Nam, nói riêng cũng như lao động nước ngoài khác nói chung tới Trung Đông, đó là:
- Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Thủ tục, hồ sơ còn nhiều phiền hà, gây tốn kém cho người lao động.
- Việt Nam thiếu thông tin về việc làm, chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam.
- Yêu cầu của Trung Đông về chất lượng lao động (sức khỏe, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử trong quan hệ chủ – thợ….) cao.
- Khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng, kỷ luật hà khắc … Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho bản thân người lao động và quốc gia tiếp nhận lao động.
Vùng Vịnh đã trở thành một khu vực di cư đặc biệt ưa thích. Làn sóng người lao động nước ngoài không ngừng tăng lên và đạt tới mức kỷ lục thế giới. Trong số 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, 60% lực lượng lao động là người nước ngoài: ở Quatar là 90%, ở các Tiểu vương quốc Arập thống nhất là 89%, ở Kuwait là 80,4%, ở Oman là 70% và ở Arập Saudi là 40%. Arập Saudi là nước tiếp nhận nhiều dân di cư nhất, với 6 triệu người nước ngoài trên tổng số 28,1 triệu dân (chưa tính tới những người nhập cư bất hợp pháp lên tới hàng triệu người). Jordan là quốc gia vừa xuất khẩu lao động vừa tiếp nhận lao động nhập cư. Đầu thập kỷ 1970s, cùng vói sự bùng nổ dầu lửa ở các nước vùng Vịnh, hàng trăm ngàn người lao động Jordan có trình độ giáo dục cao đã di cư tới vùng Vịnh tìm việc làm mới. Hơn 1/3 lao động của Jordan làm việc ở nước ngoài, phần lớn là lao động có kỹ năng chuyên môn. Cũng như Jordan, Lebanon là quốc gia vừa xuất khẩu lao động lại vừa nhập khẩu lao động. Chiến tranh dân sự được xem là một trong những nguyên nhân của lao động di cư ra nước ngoài. Tuy nhiên, tỉ lệ di cư ra nước ngoài vẫn không giảm sau chiến tranh, ước tính số lao động di cư ra nước ngoài của Lebanon chiếm tới hơn 600.000 nghin người trong giai đoạn 25 năm (1975-2001). Di cư lao động của Lebanon đến chủ yếu các nước vùng Vinh, Châu Âu và Bắc Mỹ. Những con số trên phản ánh sự phụ thuộc rất lớn của các nước vùng Vịnh vào nhân lực nước ngoài.
Hiện, chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (Ảrập Xêút, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất – UAE) đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%. Các nước như Trung Quốc, Triều Tiên đều coi Trung Đông là thị trường trọng điểm và có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm giữ thị phần. Tóm lại, với đặc điểm đặc thù của thị trường thiếu nguồn cung lao động như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động muốn tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, cần phối hợp với đối tác môi giới lao động, tổ chức khảo sát cụ thể tình hình, đặc điểm của thị trường đầy tiềm năng và triển vọng tại khu vực Trung Đông.