Phóng sự đưa tin về việc có hàng trăm lao động đang tố cáo hành vi lừa đảo của công ty QLT Việt Nam: chậm giải quyết các yêu cầu chính đáng, thưc hiện các hoạt động liên quan tới việc đưa người đi nước ngoài khi chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng.
Hàng trăm triệu đồng được người lao động gửi gắm vào công ty Cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại QLT Việt Nam với giấc mơ đổi đời nơi xứ người. Thế nhưng, giấc mơ đó đổi lại là sự lừa đảo, và những thứ giấy tờ không ý nghĩa. Thủ đoạn tinh vi, bất chấp luật pháp của các công ty “chui” này là gì?
Video của ANTV thực hiện trong chương trình An toàn sống:
An toàn sống – PS 18h45 hàng ngày trên ANTV
Hàng trăm triệu đồng được người lao động gửi gắm vào công ty Cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại QLT Việt Nam với giấc mơ đổi đời nơi xứ người. Thế nhưng, giấc mơ đó đổi lại là sự lừa đảo, và những thứ giấy tờ không ý nghĩa. Thủ đoạn tinh vi, bất chấp luật pháp của các công ty "chui" này là gì?Mời quý vị đón xem loạt bài lừa đảo xuất khẩu lao động trong chương trình An toàn sống phát sóng 18h45 từ ngày 2/3 đến ngày 4/3 trên ANTV.———————-? Chương trình An toàn sống? 18h45 hàng ngày trên ANTV? Xem thêm :http://bit.ly/Antoansong#antv #antoànsống #lừađảoxuấtkhẩulaođộng
Người đăng: An Toàn Sống vào Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020
Phản ảnh của báo Tiền phong về nghi vấn lừa đảo của công ty QLT Việt Nam:
Như đã phản ánh, lợi dụng nhu cầu làm việc ở Nhật Bản tăng cao khi chương trình kỹ năng đặc định được thông qua, hàng loạt công ty “chui” đã nở rộ như “nấm mọc sau mưa” dùng đủ trò để thu tiền người lao động.
Điển hình là Công ty cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại QLT Việt Nam (số 8 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang om tiền của hàng trăm lao động. Trung bình, công ty này thu của mỗi lao động khoảng 40 triệu đồng, tính sơ số tiền công ty QLT Việt Nam đang chiếm giữ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) khẳng định việc các công ty môi giới thu tiền của lao động theo chương trình kỹ năng đặc định là sai quy định.
Ông Liêm cho biết, đã tiếp nhận thông tin Tiền Phong phản ánh. Cục sẽ phối hợp Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) để vào cuộc xử lý, tránh để chương trình hợp tác lao động lớn của Việt Nam – Nhật Bản bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng gây ảnh hưởng.
Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (phụ trách chương trình kỹ năng đặc định) cho biết, phía Nhật hiện mới chỉ tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định đối với các thực tập sinh, du học sinh đang sinh sống, làm việc ở Nhật thông qua hình thức chuyển đổi sang tư cách lưu trú. Tính đến tháng 9/2019, có 219 người Việt ở Nhật chuyển đổi được visa kỹ năng đặc định. Còn ở Việt Nam, hiện chưa có lao động nào đi theo chương trình này. Cục vẫn đang trong quá trình đàm phán với các cơ quan chức năng của Nhật.
Theo Bizlive.vn: https://bizlive.vn/chinh-tri-xa-hoi/boc-me-nhieu-manh-khoe-cac-cong-ty-chui-dung-de-lua-lao-dong-3532266.html