Việc phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc là những bước đi đúng đắn cho người lao động, 2 thị trường trên tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có hành lang pháp lí bảo vệ người lao động tương đối đầy đủ nên thu hút đông đảo người lao động tham gia. Với nhu cầu tuyển dụng lớn, đây hứa hẹn vẫn sẽ là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu lao động trong những năm tiếp theo.
Sau năm 2014 gặp không ít khó khăn, năm 2015 được nhận định là năm sẽ có nhiều khởi sắc trong công tác xuất khẩu lao động. Bên cạnh giữ vững các thị trường truyền thống, một số thị trường mới có mức thu nhập cao như: Ả-rập Xê-út, Nhật Bản dự kiến cũng sẽ mở rộng hơn, tạo thêm nhiều cơ hội cho lao động tay nghề cao sang làm việc.
Thị trường Nhật Bản cũng được dự đoán sẽ có bước tăng trưởng đột phá. Những năm qua, nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là dạng thực tập sinh vừa học, vừa làm trong thời gian tối đa 3 năm chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2020, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm… Một số công ty, tập đoàn lớn cũng đã có những cam kết với tỉnh Bắc Ninh trong việc tuyển dụng lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Đối với thị trường Hàn Quốc, hiện Chính phủ nước ta đang rất nỗ lực trong việc đàm phán nhằm nhanh chóng gia hạn bản ghi nhớ đặc biệt về việc gửi và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm (EPS). Để thúc đẩy điều này, cùng với các địa phương khác trên cả nước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tuyên truyền vận động người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc trở về nước đúng thời hạn theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 11 của UBND tỉnh, đồng thời xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ nhằm giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc xuống dưới 30%.
Có thể nói, năm 2015, công tác xuat khau lao dong nhat ban đang hướng đến cho người lao động, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ, đặt mục tiêu đưa khoảng 2.300 lao động sang làm việc ở nước ngoài.
“Nhu cầu tiếp nhận lao động trình độ cao của các quốc gia vẫn luôn có. Tuy nhiên từ trước tới nay lao động tỉnh ta xuất khẩu theo dạng này vẫn khá ít do trình độ, tay nghề và ngoại ngữ còn hạn chế. Để nắm bắt được những cơ hội, chúng ta cần triển khai có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm như: Chương trình cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm xuất khẩu để người lao động có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, tham gia lựa chọn việc làm theo nhu cầu và khả năng của bản thân; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế”, ông Đỗ Thanh Quang cho biết.