Nhật Bản chi hàng tỷ USD để giữ giá đồng yên

Để có thể giữ đồng yên khỏi tụt và giữ giá Nhật Bản đã phải chi hàng tỷ USD để có thể giữ và làm đồng yên tăng lên trong 3 tháng qua.

Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, từ năm 2010 đến nay NHTW Nhật Bản đã có tổng cộng 4 lần can thiệp với chi phí lên đến hàng tỷ USD. Với đồng yên đã tăng 9% trong 3 tháng qua, rất có thể BoJ phải ra tay một lần nữa.

Đồng yên Nhật tăng đã giúp thị trường xuất khẩu lao động của Nhật Bản thêm sôi động. Số lượng lao động đăng ký đi làm việc tại đây tăng cao.

Trong 90 ngày qua, đồng yên của Nhật Bản liên tục lập kỷ lục và đã tăng khoảng 9%. Một đồng nội tệ biến động quá mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế vĩ mô như xuất nhập khẩu hay hiệu quả của chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn loay hoay và chưa thể thoát khỏi tình trạng trì trệ kèm giảm phát như hiện nay, giới phân tích cho rằng Nhật sẽ phải can thiệp để ổn định tỷ giá và “ghì cương” đà tăng của đồng yên. Do đó hãy cùng nhìn lại những lần hành động của BoJ trong quá khứ.

Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, từ năm 2010 đến nay NHTW Nhật Bản đã có tổng cộng 4 lần can thiệp với số tiền phải chi cho mỗi lần từ 8 đến 117 tỷ USD.

Lần gần đây nhất NHTW Nhật Bản can thiệp vào đồng yên là trong thời gian từ 31/10/2011 đến 4/11/2011. Trong ngày đầu tiên can thiệp, đồng yên đã ở mức cao kỷ lục là 75,35 yên đổi 1 USD. Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi khẳng định “động thái đầu cơ” đối với đồng yên không phản ánh được nguyên tắc cơ bản của Nhật Bản.

Bộ Tài chính Nhật bán ra 9,09 nghìn tỷ yên để mua USD. Trong 90 ngày trước đó, đồng yên tăng 4,5%. Trong thời gian can thiệp của chính phủ, đồng yên giảm 3,1% và sau đó tăng 0,8% trong suốt thời gian còn lại của tháng 11.

Trước đó, ngày 4/8/2011, chính phủ Nhật mua 57,2 tỷ USD để ngăn chặn đầu cơ tiền và ổn định thị trường. Đồng yên tăng 5,8% trong 3 tháng tính đến cuối tháng 7/2011. Trong ngày 4/8/2011, đồng yên giảm 2,3% và sau đó tăng 2,9% trong suốt những ngày còn lại của tháng 8.

Việc can thiệp trong tháng 3/2011 lại đặt trong tình huống khác. Sau khi trận động đất 9 độ richter xảy ra, đồng yên tăng lên mức 76,25 yên giữa những đồn đoán cho rằng các công ty của Nhật sẽ phải chuyển tiền về nước.Bộ Tài chính của Nhật phải bán ra 692,5 tỷ yên để mua 8,6 tỷ USD vào ngày 18/3/2011. Trong thời gian này, các nước G7 cũng đồng loạt bán yên, cho rằng đó là do thảm hoạ tại Nhật Bản và cũng vì yêu cầu của nhà chức trách Nhật Bản. Đồng yên giảm 2,1% trong thời gian chính phủ can thiệp và sau đó giảm 3,1% trong thời gian còn lại của tháng 3/2011.

Ngày 15/9/2010 là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản can thiệp vào đồng yên. Trong 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8/2011, đồng yên tăng 8,4%. Bộ Tài chính Nhật Bản phải bán ra 2,12 nghìn tỷ yên và mua 24,8 tỷ USD. Ngày hôm đó, đồng yên tăng lên mức 82,88 yên đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ năm 1995 tính đến lúc đó. Bộ trưởng Tài chính Noda cho biết: động thái này để ổn định thị trường tiền tệ. Sau động thái này, đồng yên giảm 3,2% và sau đó tăng 2,7% trong suốt những ngày còn lại của tháng 9.

Theo Tri Thức Trẻ