Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” (gọi tắt là chương trình 71), số lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài mới đạt 30% so với mục tiêu đề ra.
Hơn 4 năm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, anh con trai cả của bà Phạm Thị Xoan ở Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã có vốn liếng để dành và gửi về giúp đỡ gia đình ở quê làm được nhà mới, bà Xoan phấn khởi cho biết, xuất khẩu lao động như thế này thì bố mẹ được nhờ, khi đi được nhà nước quan tâm cái gì cũng thuận lợi.
Thực tế xuất khẩu lao động đã và đang giúp rất nhiều người dân các huyện nghèo đổi đời. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng hiểu được điều đó.
Chị Lường Thị Nguyệt ở Tân Sơn, Phú Thọ xuống Hà Nội học ngoại ngữ được 3 tháng được hỗ trợ tiền ăn học đi lại nhưng sau khi về nhà lại không được chồng đồng ý nên chị đã bỏ xuất cảnh
|
|
Học phí, tài liệu, được đào tạo ngoại ngữ , nâng cao trình độ văn hóa,
được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội |
Hỗ trợ toàn bộ học phí, tài liệu, được đào tạo ngoại ngữ , nâng cao trình độ văn hóa, được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội đó là thuận lợi cho người lao động tại 64 huyện nghèo trên cả nước khi có mong muốn đi xuất khẩu lao động theo chính sách 71 của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn nhất định
|
Ông Nguyễn Xuân Quảng, Giám đốc Công ty đào tạo nghề, xuất nhập khẩu lao động GAET cho biết, tỉnh là địa bàn vùng núi chia cắt cho nên công tác tuyên truyền, hoàn thành thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, ngoài ra thì do nhận thức và trình độ còn hạn chế của người lao động ở các huyện nghèo nên để đáp ứng các yêu cầu cao của chủ sử dụng lao động ở nước ngoài cũng có những khó khăn cho doanh nghiệp.
Mục tiêu từ năm 2009-2015 có khoảng 60 nghìn lao động tại các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài thì đến nay mới dừng lại ở con số khoảng 10 nghìn người. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do trình độ văn hóa tay nghề, tình trạng sức khỏe nguồn nhân lực vùng này còn nhiều hạn chế. Bản thân các doanh nghiệp tham gia đề án cũng mất rất nhiều chi phí bên lề khi nhiều lao động phá vỡ hợp đồng bỏ về giữa chừng.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, Trong những nguyên nhân chưa làm được và trong những kiến nghị đề cập đến là doanh nghiệp tuyển lao động huyện nghèo đối với doanh nghiệp là không được hỗ trợ cái gì cả mà cái chi phí, công sức bỏ ra của doanh nghiệp thì rất là nhiều. Có những doanh nghiệp cử cán bộ xuống huyện nghèo làm việc, nằm vùng ở đó nhưng số lượng tuyển được lao động thì rất là ít.
Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết trong thời gian tới Bộ sẽ ưu tiên đơn giản hóa quy trình thủ tục thực hiện hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp tham gia đề án. Rõ ràng mục tiêu của đề án 71 là giúp hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Thế nhưng để người nghèo tiếp cận được với chính sách, hiểu được ý nghĩa và cơ hội khi đi làm việc ở nước ngoài thì cần sự bắt tay thật chặt giữa nhà nước, doanh nghiệp và địa phương trong việc tuyển dụng, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động
Nguồn: ANTV