Đổi đời nhờ đi XKLĐ Nhật Bản

Ông Hạ Chí Chức – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lễ cho biết: “Hơn 10 năm qua, xã có hơn 100 lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), chủ yếu ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đa số lao động sau khi hoàn thành chương trình hợp tác lao động trở về địa phương đều có cuộc sống khấm khá hơn.

4.5.2016_7h18_DSCN9552

Cả nhà cùng đi xuất khẩu lao động

“Hơn 5 năm trước, gia đình tôi sống trong ngôi nhà khoảng 30m2, nền đất, vách lá, mái tôn xập xệ, nay thay vào đó là căn nhà được xây dựng gần 1 tỷ đồng, cùng với các phương tiện hiện đại. Mọi sự thay đổi này đều do các con tôi đi XKLĐ mà có được” – bà Phan Ngọc Trầm ở ấp Phú Khương khẳng định.

Vợ chồng bà Trầm có 4 người con (2 gái, 2 trai) nhưng có đến 3 người con tham gia XKLĐ Nhật Bản; 2 người con rể cũng vậy, người con trai út đang học lớp 12. Cầm những bức ảnh chụp lại ngôi nhà ngày xưa và căn nhà mới trên tay, bà Trầm chia sẻ: “Tôi lưu lại những kỷ niệm để sau này kể cho con cháu nghe về hoàn cảnh gia đình. Mong rằng con cháu sẽ biết quý trọng những gì mình có và phấn đấu làm việc tốt hơn”.

Nói về cuộc sống trước kia, bà Trầm kể lại, để có tiền lo cho con cái, vợ chồng bà làm rất nhiều nghề, có lúc phải gửi con cho bà ngoại chăm để tập trung buôn bán ở TP. Hồ Chí Minh. Nghe thông tin về XKLĐ, sau khi tìm hiểu, bà động viên con gái tham gia. Lúc đó, XKLĐ còn khá mới, ít người đi và phải tốn nhiều chi phí nên bà rất lo lắng. Nhưng bà nghĩ theo con đường này sẽ có cuộc sống khấm khá hơn và con bà có số vốn để làm ăn sau này. Cuối cùng, người con gái lớn của bà tham gia và hơn 1 năm sau đó, người con gái thứ hai cũng theo chân chị và người con trai thứ ba cũng lên máy bay sang Nhật làm việc. Hiện nay, 2 người con gái lớn của bà có gia đình, đều có cơ sở, việc làm, cuộc sống ổn định.

Anh Nguyễn Quang Đại (24 tuổi), con trai thứ ba của bà Trầm phấn khởi kể: “Qua đó, mỗi tháng nếu không tăng ca, tôi lãnh được khoảng 30 triệu đồng, trừ các chi phí tôi còn hơn 20 triệu đồng gửi về gia đình. Tham gia XKLĐ, tôi được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của một đất nước phát triển. Tôi còn biết được văn hóa, môi trường sống của Nhật, có nhiều điều hay trong cuộc sống dù là rất nhỏ nhưng đáng học hỏi và suy ngẫm như: học sinh tan học thì đi thẳng một hàng theo sự chỉ dẫn; người ăn xin thì chỉ ngồi một chỗ. Đặc biệt, môi trường thì rất trong lành, ra đường mọi người chẳng phải đeo khẩu trang kín mít, nếu có thì có thể do vấn đề sức khỏe”.

Xe duyên cùng người bản xứ

Năm 2012, qua thông tin việc làm trên mạng, em Võ Hằng Ni (24 tuổi) ở ấp Phú Thạnh quyết định đăng ký tham gia XKLĐ ở Đài Loan. Vì theo em, điều kiện đi dễ hơn và chi phí ban đầu cũng ít hơn so với các thị trường khác. Nhà có 3 anh em, chị gái thì lấy chồng xa quê, em và người anh đi XKLĐ chung một thị trường. Mỗi tháng, sau khi trừ các chi tiêu, em còn được 10 triệu đồng để gửi về gia đình. Hằng Ni nói: “Em vừa hoàn thành hợp đồng lao động 3 năm và trở về nhà gần 2 tuần nay. May mắn là em được tái hợp đồng làm việc. Hiện nay, em chuẩn bị trở qua đó làm tiếp và tổ chức đám cưới, rồi định cư ở Đài Loan cùng với chồng”.

Có thể nói, XKLĐ giúp người lao động có thu nhập ổn định, tiếp cận các công nghệ tiên tiến và hiểu thêm các nét đẹp văn hóa ở các nước phát triển. Ngoài giúp gia đình, bản thân, các lao động này còn giúp địa phương trong việc giải quyết việc làm. Hiện nay, số lao động có việc làm thường xuyên của xã Phú Lễ đạt hơn 80%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/năm. “Có lao động được tái hợp đồng làm việc, có lao động về mở cơ sở kinh doanh hoặc làm tại các công ty ở trong và ngoài tỉnh, giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên khá giàu. Đó là lý do khiến các thanh niên nam, nữ ở địa phương tham gia XKLĐ ngày càng nhiều” – ông Hạ Chí Chức cho biết thêm.

Mọi thông tin tư vấn và đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản xin liên hệ:

Mr Lễ: 0983.065.065